Nghệ an là tỉnh nông nghiệp thuộc khu vực Bắc Trung Bộ, có nhiều tiềm năng và điều kiện thuận lợi để phát triển chăn nuôi đại gia súc. Trong những năm qua chăn nuôi nuôi trâu, bò ở Nghệ An có bước phát triển đáng kể về số lượng và chất lượng. Tại thời điểm tháng 11/2017, tổng đàn trâu bò là 725.458 con. Trong đó trâu 296.676 con, đàn bò 428.782 con. Nghệ An là tỉnh có tổng đàn trâu bò lớn nhất cả nước, tỷ lệ bò lai chiếm khoảng 42 % tổng đàn. Hàng năm Trung tâm giống chăn nuôi đã thực hiện phối giống TTNT được trên 40.000 con bò cái (lai giống bò vàng địa phương với các giống bò Redsind, Sahiwal, Brahman vv...) đã tạo ra sản phẩm trên 30.000 con lai có năng suất và tầm vóc lớn hơn so với đàn bò địa phương. Tuy nhiên chất lượng đàn trâu bò đang còn thấp , phương thức chăn nuôi chủ yếu là nông hộ, quy mô nhỏ, nuôi theo hình thức chăn thả (vùng miền núi), bán chăn thả ( vùng đồng bằng ). Việc ứng dụng tiến bộ kỹ thuật chăn nuôi đang còn hạn chế đặc biệt vùng miền núi, núi cao. Công tác cải tạo đàn bò qua zê bu hóa mới chỉ nhằm cải tạo tầm vóc và tạo đàn bò cái nền cho việc lai cải tiến theo hướng thịt. Để có được những con bò lai cho nhiều thịt hơn và phẩm chất tốt hơn, phải tìm kiếm các tổ hợp lai kinh tế mới.
Hiện nay giống Bò B.B.B (tên viết tắt tiếng Pháp: Blanc Blue Belge = Bò trắng xanh Bỉ) là giống bò siêu thịt của Vương quốc Bỉ. Bò B.B.B được nuôi và phát triển thành công tại nhiều nước trên thế giới như Pháp, Hà Lan, Đan Mạch, Anh, Mỹ, Canada, Brazin, Úc.... Bò B.B.B có thân hình đẹp, đồ sộ, cấu trúc xương vững chắc, khối lượng trưởng thành 1100 – 1250 kg. Khối lượng bê sơ sinh 44 kg. Bò B.B.B có khả năng sản xuất thịt tốt. Khối lương bò lúc 1 năm tuổi đạt 480kg (con đực) và 370 kg (con cái). Nuôi tới 15-16 tháng tuổi đạt 650 kg. Mức tăng trọng bình quân đạt 1300g/ ngày. Tỷ lệ thịt xẻ đạt 66%. Phẩm chất thịt thơm, ngon.
Hiện tại ở nhiều địa phương trong nước như; TP Hà nội, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Thanh Hóa....đã ứng dụng thành công tiến bộ khoa học kỹ thuật mới sử dụng tinh bò đực giống bò BBB (Blanc Bleu Belge) phối giống lai tạo trên đàn bò địa phương cho sản phẩm con lai có năng suất trọng lượng bê sơ sinh lớn, tăng trọng nhanh vượt trội. tạo ra những con lai có chất lượng cao hơn các giống lai khác từ 30-40%.
Từ tháng 11/2016 đến năm 2017, từ nguồn ngân sách tỉnh hỗ trợ xây dựng mô hình phát triển chăn nuôi trên địa bàn tỉnh, Trung tâm giống chăn nuôi Nghệ An đã triển khai “ Xây dựng mô hình ứng dụng TTNT giống bò BBB với đàn bò cái nền lai Zêbu”.
Mô hình được triển khai tại 6 xã miền núi là xã Thanh Ngọc, Ngọc Sơn, huyện Thanh Chương, xã Kỳ Sơn, Tân Hương huyện Tân Kỳ, xã Hùng Thành, Phúc Thành huyện Yên Thành. Với quy mô 180 con bò cái được lựa chọn để làm công tác phối giống bằng TTNT giống bò BBB, số hộ tham gia; 150 hộ;
Tham gia mô hình, các hộ được hỗ trợ tập huấn kỹ thuật về chăn nuôi bò sinh sản, giống bò, công tác giống, biểu hiện động dục ở bò và phương pháp phát hiện động dục, thời điểm phối giống thích hợp, kỹ thuật về chuồng trại, chăm sóc nuôi dưỡng bê lai, phương pháp thú y phòng trừ dịch bệnh....ngoài ra những hộ tham gia mô hình có bò phối giống có chửa được hỗ trợ 120kg/con thức ăn tinh hỗn hợp, hỗ trợ 100 % tinh và vật tư phối giống bò.
Đến 30/11/2017, qua theo dõi tất cả 180 con bò cái đã được phối giống có chửa bằng thụ tinh nhân tạo tinh giống bò BBB...tỷ lệ thụ thai lần 1 đạt 71 %; số bê đã sinh ra; 47 con, trong đó: bê đực; 23 con; bê cái: 24 con, Khối lượng bê sơ sinh sinh ra có khối lượng bình quân: 34,8 kg, so sánh với yêu cầu mô hình, trọng lượng bê sơ sinh phải đạt; ≥ 22 kg thì bê sinh ra từ kết quả của mô hình có trọng lượng lớn hơn, bê cái sinh ra có ngoại hình mang đặc điểm giống có ngoại hình đẹp, được người chăn nuôi chăm sóc nuôi dưỡng đúng quy trình kỹ thuật bê khỏe mạnh sinh trưởng phát triển tốt.
Theo đánh giá của các hộ tham gia mô hình, tỷ lệ phối giống đậu thai cao hơn những năm trước đã góp phần rút ngắn khoảng cách lứa đẻ, giảm bớt đầu tư chi phí nuôi ...đặc biệt các hộ được tiếp cận, n©ng cao kü n¨ng vÒ ch¨n nu«i bò sinh sản ( giống bò cho năng suất cao, cách phát hiện bò động dục, đầu tư thức ăn tinh cho bò có chửa...). Thông qua mô hình góp phần thay đổi tập quán chăn nuôi, từ chăn nuôi từ chăn nuôi dàn trải không có đầu tư sang chăn nuôi có ứng dụng quy trình kỹ thuật TTNT..., chăn nuôi có đầu tư thâm canh, đảm bảo an toàn dịch bệnh và vệ sinh môi trường, hình thành nên một nghề có tính bền vững, góp phần phát triển kinh tế xã hội.
Ảnh tập huấn kỹ thuật Ảnh phối giống TTNT
Ảnh cấp thức ăn cám hỗn hợp
Ảnh bê lai BBB ra đời
Nguồn tin: Phòng kỹ thuật - Trung tâm giống chăn nuôi Nghệ An