ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ CỦA TRUNG TÂM GIỐNG CHĂN NUÔI NGHỆ AN

Thứ hai - 17/07/2023 03:32 157 0
Trung tâm giống chăn nuôi Nghệ An là đơn vị sự nghiệp có thu trực thuộc Sở nông nghiệp và PTNT , được thành lập từ năm 1992, với chức năng, nhiệm vụ được UBND tỉnh Nghệ An quy định bổ sung sửa đổi tại quyết định số 98/2005/QĐ.UBND ngày 7/11/2005 và Quyết định số 1343/QĐ.UBND ngày 03/4/2017 về việc quy định chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức bộ máy của Trung tâm giống chăn nuôi Nghệ An;
1. Trung tâm giống chăn nuôi Nghệ An có chức năng nhiệm vụ, quyền hạn như sau;
Chức năng:
         Trung tâm giống chăn nuôi Nghệ an có chức năng nghiên cứu, khảo nghiệm, ứng dụng và chuyển giao các tiến bộ kỷ thuật về sản xuất và dịch vụ con giống, thức ăn phục vụ sản xuất chăn nuôi trên địa bàn tỉnh; Tổ chức sản xuất và bảo tồn tinh dịch giống vật nuôi phục vụ công tác truyền tinh nhân tạo cho vật nuôi trên địa bàn tỉnh. Đào tạo, tập huấn về kỷ thuật thụ tinh nhân tạo cho vật nuôi; tham gia các đoàn kiểm tra về việc tuân thủ pháp lệnh giống vật nuôi do Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT quyết định thành lập để thực hiện chức năng quản lý nhà nước về giống vật nuôi trên địa bàn.
         Nhiệm vụ và quyền hạn:
         - Tổ chức thực hiện, liên kết với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để nghiên cứu khảo nghiệm, chọn lọc, lai tạo, nâng cao chất lượng con giống phục vụ yêu cầu phát triển chăn nuôi. Chuyển giao, áp dụng các biện pháp kỷ thuật quy trình chăm sóc nuôi dưỡng tiên tiến, du nhập con giống có chất lượng nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả chăn nuôi.
         - Tổ chức dịch vụ kỷ thuật, sản xuất và cung ứng con giống, thức ăn, vật tư thiết bị có chất lượng đáp ứng nhu cầu phát triển chăn nuôi trên địa bàn tỉnh.
- Tư vẫn xây dựng và thực hiện các dự án về giống và vật nuôi theo sự phân công của Sở nông nghiệp và PTNT và UBND tỉnh.
- Đào tạo, tập huấn về kỷ thuật thụ tinh nhân tạo cho vật nuôi
         - Tham mưu giúp Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT trong việc xây dựng sửa đổi, bổ sung các tiêu chuẩn, quy trình, định mức kinh tế kỷ thuật chuyên ngành về giống vật nuôi để Sở ban hành thực hiện, báo cáo định kỳ và đột xuất tình hình thực hiện nhiệm vụ được giao theo quy định.
         - Căn cứ yêu cầu sản xuất để xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện việc bảo tồn quỹ gen các con giống đặc sản, quý hiếm trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Tham gia thực hiện các hoạt động hợp tác Quốc tế về lĩnh vực giống vật nuôi theo quy định của pháp luật và được sự phân công của UBND tỉnh.
         - Quản lý cán bộ, viên chức, lao động và tài sản được giao theo quy định hiện hành.
         - Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được cấp có thẩm quyền giao.
2. Các kết quả thực hiện nhiệm vụ đạt được
2.1 Kết quả thực hiện các chương trình phát triển giống chăn nuôi
Từ khi thành lập đến nay; Trung tâm giống chăn nuôi Nghệ An đã triển khai thực hiện công tác phát triển chăn nuôi một cách hiệu quả. Đáng giá về công tác phát triển chăn nuôi ở Nghệ An trong năm qua có thể nói đến “Chương trình sind hóa đàn bò” bằng chính sách hỗ trợ của tỉnh những năm qua, đàn bò vàng địa phương của Nghệ An có tầm vóc nhỏ đã áp dụng phương pháp cải tạo giống bằng phương pháp TTNT bằng các giống bò có trọng lượng cao: Lai Zebu, bò BBB, Redangus... nhờ đó mà chất lượng và tổng đàn gia súc trâu bò đã duy trì ổn đỉnh và phát triển, đến nay, tỷ lệ đàn bò được lai hóa tính bình quân cả tỉnh đạt 55 %, riêng vùng đồng bằng đạt trên 75%. Theo số liêu thống kê; tính đến 1/04/2020; tổng đàn trâu bò của tỉnh; 744.840 con ( trong đó: bò; 460.360 con; trâu; 284.480 con;) Hiện tại Nghệ An đang là một trong những tỉnh đứng đầu toàn quốc về số lượng tổng đàn trâu, bò. việc TTNT với các giống trâu, bò ngoại những năm qua đã giúp cải tạo đáng kể tầm vóc đàn gia súc của địa phương. Hầu hết con lai F1 sau khi được sinh ra bằng phương pháp TTNT đều có tầm vóc cao hơn so với giống gia súc địa phương từ 20 – 30 %. Theo người chăn nuôi đánh giá sản phẩm bò bê lai có giá bán lớn hơn 4 - 6 triệu đồng/con cùng thời điểm với bê địa phương do đó đã mang lại hiệu quả kinh tế rất lớn cho người chăn nuôi.
Bên cạnh chương trình sind hóa đàn bò thì Trung tâm triển khai thực hiện chương trình nạc hóa đàn lợn. Trung tâm giống chăn nuôi có 9 cơ sở trạm giống chăn nuôi với quy mô; gần 50 con lợn đực giống; hàng năm sản xuất và tiêu thụ trên 100 nghìn liều tinh lợn. Đối với chăn nuôi lợn trên địa bàn tỉnh ta hiện nay việc sử dụng các giống lợn đực giống ngoại có năng suất tại các Trạm giống trực thuộc Trung tâm giống chăn nuôi. Bình quân năng suất mỗi lợn đực giống tại các cơ sở TTNT đáp ứng phối giống cho 320-400 con lợn nái/năm trong khi lợn nhảy trực tiếp chỉ đáp ứng được 30 - 33 nái/năm. Năng suất đạt cao (trung bình đạt 10,7 - 10,8 con/lứa); tỷ lệ nuôi sống sau khai sinh đạt khoảng 95% và khối lượng lợn con khi cai sữa trung bình đạt khoảng 7,4 - 7,5 kg/con.Vì vậy, ưu thế của công tác TTNT lợn đã góp phần không nhỏ cho công tác cải tạo giống lợn, nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả trong ngành chăn nuôi
Ngoài ra bằng chính sách trợ giá giống gốc của UBND tỉnh, hàng năm Trung tâm đã thực hiện một cách hiệu quả trên trên các đối tượng lợn Móng cái, Lợn ngoại, bò vàng, bò H.mông, vịt bầu, gà ác…. Trong đó, trợ giá giống lợn hậu bị Móng Cái triển khai tại 7 huyện cung cấp cho người chăn nuôi 800 con đạt tiêu chuẩn giống, sản xuất ra 600 con lợn ngoại đạt tiêu chuẩn giống, đàn vịt bầu Quỳ cũng được phát triển nhanh và đã cung cấp cho địa bàn 2 huyện Quỳ Châu và Quế Phong gần 60 000 con... tổng số bê sản xuất ra 50 con. Bò H’mông 25 con , hỗ trợ phát triển gà ác sản xuất ra đạt tiêu chuẩn giống 20.000 con. So với chỉ tiêu kế hoạch Trung tâm giống chăn nuôi đã triển khai đạt và vượt chỉ tiêu kế hoạch được giao.
2. Thực hiện các đề tài, dự án, chương trình khuyến nông
Với nhiệm vụ tổ chức thực hiện, liên kết với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để nghiên cứu khảo nghiệm, chọn lọc, lai tạo, nâng cao chất lượng con giống phục vụ yêu cầu phát triển chăn nuôi. Chuyển giao, áp dụng các biện pháp kỷ thuật quy trình chăm sóc nuôi dưỡng tiên tiến có chất lượng nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả chăn nuôi. Giai đoạn 2010 – 2020 trung tâm đã liên kết triển khai các đề tài khoa học, mô hình, dự án khuyến nông từ trung ương đến địa phương; cụ thể như sau :  
  2.1. Thu hút các đề tài, dự án, mô hình từ các cơ quan Trung ương
  * Các đề tài nghiên cứu:
- Triển khai đề tài “ Nghiên cứu xây dựng tiêu chuẩn, khẩu phần và chế độ ăn phù hợp cho các nhóm bò sữa lai (>75% HF) và bò HF thuần năng suất cao” thuộc Phân Viên Chăn nuôi Nam Bộ. Thời gian thưc hiện năm 2013.
- Triển khai đề tài nghiên cứu đánh giá đàn gà 13M1 (Trụi cổ lai) trong điều kiện sản xuất tại Quỳnh Lưu, Nghệ An, Quy mô : 800 con, Cơ quan chủ trì : Trung tâm nghiên cứu và huấn luyện chăn nuôi Vạn Phúc ; thời gian triển khai năm 2016.
 - Triển khai đề tài: Nghiên cứu sản xuất tinh trâu đông lạnh cọng rạ phục vụ công tác cải tạo giống trâu Việt Nam” Đề tài được triển khai tuyển chọn và phối giống cho 210 con trâu cái, Đơn vị chủ trì: Trung tâm gia súc lớn Trung ương, Viện Chăn nuôi thời gian thực hiện năm 2016
-  Triển khai đề tài: Nghiên cứu nâng cao năng suất và sử dụng có hiệu quả nguồn gen lợn Cỏ và lợn Mẹo tại Nghệ An. Cơ quan chủ trì : Viện Chăn nuôi ; thời gian thực hiện năm 2018-2020.
* Dự án phát triển chăn nuôi
- Triển khai thực hiện Dự án " Phát triển giống trâu giai đoạn 2012-2018” tại Nghê An, cơ quan chủ trì : Trung tâm nghiên cứu &PTCN miền núi, Viện chăn nuôi, dự án triển khai hỗ trợ 50 % giá trị trâu đực giống với số lượng 58 con trâu đực giống cho các huyện miền núi Thanh Chương, Tân Kỳ, Quế Phong, Con Cuông....
  * Mô hình khuyến nông TW
 Giai đoạn 2010 đến nay trung tâm giống chăn nuôi đã triển khai các mô hình khuyến nông cụ thể :
- Xây dựng và tổ chức triển khai mô hình thử nghiệm chăn nuôi Gà VCN-G15 tại Trạm giống chăn nuôi Diễn châu, Công ty cổ phần Đại Huệ ; Nghi Lộc ; Quy mô: 2000 con, thời gian thực hiện: năm 2014. Cơ quan chủ trì ; Viện chăn nuôi, Bộ công An..
 - Triển khai thực hiện mô hình ”Chăn nuôi dê sinh sản ’’ tại xã Châu Lý, Châu thái, huyện Quỳ Hợp” xã Thanh Thủy, Thanh Đức huyện Thanh Chương” xã Nghĩa Phúc, Hương Sơn huyện Tân Kỳ. thuộc dự án khuyến nông Trung ương do Trung tâm KNQG chủ trì, thời gian triển khai 2012-2014. Quy mô: 229 con dê.
- Thực hiện Mô hình “ Chăn nuôi trâu sinh sản tại xã Châu Đình, huyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An. quy mô hỗ trợ 15 con trâu, số hộ tham gia; 15 hộ. Thời gian triển khai; năm 2014. Cơ quan chủ trì : Trung tâm khuyến Nông Quốc gia
- Mô hình ” Cải tạo chất lượng đàn bò địa phương bằng kỹ thuật TTNT và vỗ béo bò thịt trong nông hộ” thời gian triển khai; năm 2014 - 2016;  mô hình được triển khai tại Yên Thành, Quỳnh Lưu. Quy mô phối giống 500 con bò cái sinh sản Yên Thành, Tại huyện Quỳnh Lưu quy mô vỗ béo: 350 con. Cơ quan chủ trì: Trung tâm khuyến nông Quốc gia
- Triển khai thực hiện Mô hình vỗ béo bò thịt trong nông hộ Tại huyện Quỳ Hợp: Quy mô: phối giống 40 con bò cái và vỗ béo bò thịt 20 con thực hiện năm 2014, với quy mô 59 con tại xã Nghĩa Phúc, huyện Tân Kỳ, năm 2016. Đơn vị chủ trì: Hội Làm vườn Việt Nam
- Mô hình “Nuôi ong mật chất lượng cao trong nông hộ tại các tỉnh miền núi phía Bắc và miền Trung Tây nguyên” Tại Nghệ An được triển khai tại 2 xã Nghĩa Sơn và xã Nghĩa Lâm - huyện Nghĩa Đàn; Quy mô: 200 đàn. Số hộ tham gia: 10 hộ. Thời gian thực hiện năm 2017
- Mô hình Cải tạo chất lượng đàn bò địa phương bằng kỹ thuật TTNT và vỗ béo bò thịt để nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả tại các vùng chăn nuôi chính” tại 2 xã:  xã Thanh Phong và xã Thanh Lĩnh, huyện Thanh Chương. Đơn vị chủ trì: Hội làm vườn Việt Nam. Quy mô 145 con; Số hộ tham gia: 70 hộ.  Thời gian thực hiện năm 2017
- Mô hình Cải tạo chất lượng đàn bò địa phương bằng kỹ thuật TTNT và vỗ béo bò thịt để nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả tại các vùng chăn nuôi chính” tại 2 xã:  xã Ngọc sơn và xã Quỳnh Hoa, huyện Quỳnh Lưu. Thời gian thực hiện năm 2018. Cơ quan chủ trì : Trung tâm khuyến nông Quốc gia.
- Mô hình chăn nuôi gà Ri lai( R1) –VCN/VP và gà xương đen, thịt đen (HAH) thương phẩm có chất lượng cao tại một số tỉnh Bắc Trung bộ) triển khai thực hiện tại các xã Ngọc Sơn, Thanh Thủy, Thanh Xuân huyện Thanh Chương; Xã Nghi Đồng, Nghi Phương, Nghi Lâm Huyện Nghi Đồng ; Quy mô : 30000 con gà/ 2 huyện; thời gian thực hiện năm 2018-2020. Cơ quan chủ trì : Trung tâm nghiên cứu và HLCN Vạn Phúc, Viện Chăn nuôi.
2.2 Mô hình, dự án khoa học công nghệ của tỉnh
* Dự án khoa học cấp tỉnh
- Triển khai thực hiện dự án: ”ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật bảo quản tinh dịch lợn trên 48 giờ, tăng hiệu quả kinh tế trong sản xuất giống lợn”. Thời gian triển khai năm 2013-2014. Cơ quan chủ trì: Sở khoa học và công nghệ: Dự án được thực hiện trong thời gian 2 năm và đã hoàn thành, được hội đồng khoa học đánh giá đạt loại khá.
- Triển khai thực hiện dự án “ ứng dựng tiến bộ khoa học công nghệ xây dựng mô hình nâng cao chất lượng đàn trâu ở Nghệ An”. Cơ quan chủ trì : Sở khoa học và công nghệ:  Thời gian triển khai; 2012-2013. Mô hình dự án đã lai tạo được 50 con nghé lai F1 Murah tại huyện Thanh Chương và huyện Tân Kỳ và73 con nghế nội từ trâu đực giống tốt, Kết thúc dự án được hội đồng khoa học đánh giá đạt loại khá.
- Triển khai dự án khoa học ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật xây dựng mô hình chăn nuôi nuôi lợn an toàn sinh học trên địa bàn tỉnh Nghệ An; quy mô; 420 con; tại xã Đồng Thành, Hùng Thành huyện Yên Thành, thời gian triển khai; 2020-2022.
* Mô hình miền núi, hải đảo
  -  Triển khai mô hình chăn nuôi gà thịt an toàn sinh học và áp dụng Viet Gahp tại huyện Anh Sơn; quy mô: 1200 con, thời gian triển khai năm 2014 tại huyện Thanh chương thực hiện từ năm 2014-2020; Quy mô; 10200 con;
 - Mô hình chăn nuôi gà sinh sản và lợn sinh sản tại đơn vị đảo mắt, thuộc bộ chỉ huy Quân sự tỉnh Nghệ An. Quy mô hình hỗ trợ: 31 con lợn giống Móng cái, 500 gà. Thời gian triển khai: 2013-2014. Kết quả thực hiện mô hình đạt hiệu quả cao, lợn sinh trưởng và phát triển tốt; số lợn đã phối giống có chửa 30 con, gà phát triển tốt với điều kiện tại đơn vị đảo mắt.
- Mô hình chăn nuôi gà và lợn sinh sản tại Ban hậu cứ huyện Tân Kỳ, thuộc Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh Nghệ An. Quy mô hỗ trợ: 50 con lợn giống Móng Cái, 500 con gà. Thời gian triển khai; 2014. Kết quả thực hiện mô hìnhđạt hiệu quả cao, lợn sinh trưởng và phát triển tốt; gà phát triển tốt với điều kiện tại đơn vị.
- Đối với mô hình Miền Tây chăn nuôi vịt bầu quỳ sinh sản tại huyện Anh Sơn, Quỳ hợp với quy mô 7800 con triển khai thực hiện năm 2016-2023.
- Mô hình chăn nuôi bò cái sinh sản tại tỉnh Xiêng Khoảng- Lào, Quy mô: 12 con (11 con cái và 01 con đực). Thực hiện năm 2016 đã tổng kết, thanh quyết toán mô hình.
- Mô hình chăn nuôi bò sinh sản Bramanh thuần, Quy mô 30 con. Được triển khai tại Công ty Cổ phần Đại Huệ - xã Nghi Hưng, huyện Nghi Lộc. Thời gian thực hiện năm 2016-2018.
- Mô hình bò thịt chất lượng cao phối giống bò 3B được triển khai tại huyện Yên thành, Tân kỳ, Thanh chương quy mô 500 con, thời gian thực hiện năm 2016-2023.
- Mô hình bò thịt chất lượng cao phối giống bò Redangus được triển khai tại huyện Hưng Nguyên quy mô 210 con, thời gian thực hiện năm 2018.
- Mô hình phát triển chăn nuôi lợn đen thịt: Quy mô 51 con/6 hộ được triển khai tại huyện Tương Dương; con cuông thời gian triển khai 2019-2023.
 2.3. Công tác chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật
         Từ năm 2010 đến nay trung tâm đã tổ chức nhiều lớp tập huấn chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho người chăn nuôi và các bộ kỹ thuật; cụ thể; tập huấn 04 lớp đào tạo cho 71 dẫn tinh viên, 02 lớp đào tạo nâng cao tay nghề cho các DTV; số lượng; 30 người, Sau khi tập huấn, các dẫn tinh viên đã hành nghề, phát huy được hiệu quả.
Đã tổ chức 08 lớp TOT cho 400 cán bộ khuyến nông cấp xã, thôn bản về phương pháp khuyến nông chăn nuôi, kỹ thuật chăn nuôi về bò sữa, TTNT lợn, chăn nuôi gà an toàn sinh học
Ngoài ra các đơn vị đã liên kết với các Trung tâm dạy nghề, trung tâm khuyến nông tổ chức các lớp tập huấn > 200 lớp tập huấn cho hơn 12000 hộ nông dân ...
3. Đánh giá chung
- Kết quả đạt đ­ược:
+ Các ch­ương trình dự án triển khai cơ bản là đúng tiến độ, đạt chất l­ương và hiệu quả cao, các chỉ tiêu kế hoạch cơ bản hoàn thành, mang lại hiệu quả cho người chăn nuôi.
         + Các cơ chế chính sách hỗ trợ đầu tư­ phát triển chăn nuôi được đầu tư kịp thời, công tác giám sát quản lý, chỉ đạo chặt chẽ nên phát huy đ­ược hiệu quả.
         + Các tiến bộ kỹ thuật được chuyển giao áp dụng ngày càng nhiều, các mô hình chăn nuôi ngày càng đa dạng như CN gà ác, lợn rừng, chăn nuôi dê sinh sản, chăn nuôi trâu sinh sản... đặc biệt công tác cải tạo đàn bò bằng TTNT, hiện tại đang thực hiện cải tạo đàn trâu bằng TTNT  ....
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây