Kết quả bước đầu thực hiện “Xây dựng mô hình cải tạo chất lương đàn bò địa phương bằng kỹ thuật TTNT và vỗ béo bò thịt tại Quỳnh Lưu, Nghệ An”

Chủ nhật - 16/07/2023 23:38 219 0
Với lợi thế diện tích đất phần lớn là đồi rừng, có nhiều bãi chăn thả, nguồn thức ăn trong tự nhiên dồi dào, thuận tiện cho việc chăn thả gia súc, trâu, bò sinh sản và nuôi vỗ béo bò thịt là một trong những nghề truyền thống của người dân trong tỉnh.
 
Tại thời điểm tháng 4/2018, tổng đàn trâu, bò là 744.840 con. Trong đó trâu 284.480 con, đàn bò 460.360 con. Số lượng tổng đàn lớn tuy nhiên chất lượng đàn bò đang còn thấp, tỷ lệ bò lai chiếm khoảng 55 % tổng đàn,  chưa tương xứng với tiềm năng, phương thức chăn nuôi chủ yếu là nông hộ, quy mô nhỏ, nuôi theo hình thức chăn thả (vùng miền núi), bán chăn thả (vùng đồng bằng ). Việc ứng dụng tiến bộ kỹ thuật chăn nuôi đang còn hạn chế đặc biệt vùng miền núi, núi cao.
Năm 2018, được sự hỗ trợ của Trung tâm khuyến nông Quốc gia, Nghệ An triển khai “ Xây dựng mô hình cải tạo chất lượng đàn bò địa phương bằng kỹ thuật thụ tinh nhân tạo và vỗ béo bò thịt trong nông hộ để nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả tại các vùng chăn nuôi chính”.
Mô hình được triển khai tại 2 xã miền núi là xã Ngọc Sơn và Quỳnh Hoa  thuộc huyện Quỳnh Lưu tỉnh Nghệ An. Với quy mô 200 con bò cái được lựa chọn để làm công tác phối giống bằng TTNT. Trong đó: xã Ngọc Sơn; 100 con; số hộ tham gia; 35 hộ; xã Quỳnh Hoa; 100 con bò cải tạo; số hộ tham gia 35 hộ;
Tham gia mô hình, các hộ được hỗ trợ tập huấn kỹ thuật về chăn nuôi bò sinh sản, biểu hiện động dục ở Bò và phương pháp phát hiện động dục, thời điểm phối giống thích hợp, kỹ thuật về chuồng trại, chăm sóc nuôi dưỡng bê lai, phương pháp thú y phòng trừ dịch bệnh....ngoài ra những bò tham gia dự án phối giống có chửa được hỗ trợ 120 kg/con thức ăn tinh hỗn hợp, hỗ trợ 50 % tinh và vật tư phối giống bò có chửa. 
Kết quả triển khai mô hình đến ngày 20/11/2018, tất cả 200 con bò cái đã được phối giống có chửa bằng thụ tinh nhân tạo tinh của các giống bò thịt như Brahman, Regsind...tỷ lệ thụ thai lần 1 đạt 72,5 %. Qua tham gia mô hình, 100% số hộ đều nắm bắt được các nội dung cơ bản về chăn nuôi bò sinh sản như: Công tác giống, chuồng trại, thức ăn, phòng bệnh, phát hiện bò động dục và thời điểm phối giống bò thích hợp ....
 Theo đánh giá của các hộ tham gia mô hình: Ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật vào chăn nuôi tại hộ đạt tỷ lệ phối giống đậu thai cao hơn những năm trước đã góp phần rút ngắn khoảng cách lứa đẻ, giảm bớt đầu tư chi phí nuôi ...đặc biệt các hộ được tiếp cận, n©ng cao kü n¨ng vÒ ch¨n nu«i bò sinh sản( phát hiện bò động dục, đầu tư thức ăn tinh cho bò có chửa...). Nâng cao kỹ năng về chăn nuôi bò sinh sảnđem lại hiệu quả kinh tế và thu nhập cao cho người chăn nuôi. Thông qua dự án góp phần thay đổi tập quán chăn nuôi, từ chăn nuôi dàn trải manh mún sang chăn nuôi có ứng dụng quy trình kỹ thuật, chăn nuôi có đầu tư thâm canh, có hiệu quả cao. Hình thành nên một nghề có tính bền vững, khai thác tốt thế mạnh của địa phương góp phần phát triển kinh tế-xã hội.
nguồn sonnptnt.nghean.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây