BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HIỆN XÂY DỰNG MÔ HÌNH CHĂN NUÔI GIAI ĐOẠN 2020 -2022

Thứ hai - 17/07/2023 03:29 950 0
Thực hiện công văn số 4100/SNN – KHCT ngày 08/11/2022 về việc báo cáo kết quả thực hiện việc xây dựng các mô hình phát triển kinh tế gắn tín dụng chính sách với phát triển nông nghiệp – nông thôn – nông dân. Kết quả thực hiện Trung tâm giống chăn nuôi Nghệ An xin báo cáo như sau:
I. KẾT QUẢ THỰC HIỆN
Từ nguồn kinh phí của Tỉnh thực hiện theo Quyết định 6169/QĐ-UBND tỉnh ngày 20/12/2010 Quy hoạch phát triển KT – XH miền Tây tỉnh Nghệ An: Trung tâm triển khai các mô hình giai đoạn 2020 - 2022 như sau:
1.1. Mô hình chăn nuôi Vịt bầu Quỳ sinh sản: địa điểm triển khai: tại xã Châu Cường, Châu Thái, Châu Thành – Châu Lý - Châu Quang – Châu Đình huyện Quỳ hợp; quy mô 1200 – 1300 con/xã; số hộ tham gia: 12 – 13 hộ/xã: kinh phí 150 - 200 triệu/xã:
1.2. Mô hình chăn nuôi lợn đen: địa điểm triển khai: tại xã Tam Hợp, xã Hữu Khuông huyện Tương Dương; xã Thành Sơn, huyện Anh Sơn. Quy mô; 20 - 30 con/xã số hộ tham gia; 5 - 6 hộ; kinh phí thực hiện: 150 triệu/xã:
1.3. Mô hình chăn nuôi bò thịt chất lượng cao: tại 2 xã Thanh Thủy, Ngọc Sơn, huyện Thanh Chương; quy mô: 105 con bò; Thanh Chi – Thanh Khê , huyện Thanh Chương; quy mô: 100 con bò. Thanh Tiên, Thanh Đồng, quy mô: 100 con. Kinh phí: 270 triệu – 350 triêu/năm
1.4. Mô hình phát triển chăn nuôi gà thịt ATSH: địa điểm triển khai: xã Thanh Hương; Xã Thanh Thủy; Huyện Thanh Chương; Phường Quang Tiến, Thị Xã Thái Hòa, Quy mô: 1800 con/xã; số hộ tham gia; 12 hộ/xã; kinh phí; 150 triệu/xã.
1.5. Mô hình Nông thôn miền núi: Mô hình ứng dụng công nghệ TTNT sản xuất bò lai được thực hiện tại 03 xã Nghĩa Dũng, Hương Sơn, Nghĩa Phúc, huyện Tân Kỳ. Quy mô: 172 con/ huyện thực hiện năm 2022 -2023; kinh phí 400 triệu
II. ĐÁNH GIÁ CHUNG
2. 1. Ưu điểm: Kết quả tổng thể đạt đ­ược: Các mô hình triển khai đúng tiến độ, đạt chất l­ượng và có hiệu quả cao, các chỉ tiêu kế hoạch cơ bản hoàn thành theo kế hoạch có hiệu quả tăng từ 15 - 20 % so với chăn nuôi đại trà, số mô hình được nhân rộng ra nhiều ....:
* Mô hình Vịt bầu: Vịt có chất lượng thơm ngon, đã mang lại hiệu quả kinh tế cao, tạo thành hàng hóa cung cấp thực phẩm cho người tiêu dùng, mô hình có sức lan tỏa đã nhân rộng ra các xã của huyện Quỳ hợp và các huyện Quế Phong, Quỳ Châu, Nghĩa Đàn, Thị xã Thái Hòa, với số hộ nhân rộng từ 300-350 hộ; số con giống vịt bầu được chăn nuôi >  5000 con....
- Mô hình mang lại lợi ích sinh kế lâu dài cho người chăn nuôi nên các hộ tham gia mô hình rất phấn khởi và quyết tâm xây dựng mô hình để đạt hiệu quả cao nhất. và được chính quyền địa phương cũng như lãnh đạo các cấp quan tâm, hưởng ứng.
- Giống Vịt bầu mang lại đặc trưng vùng miền, phù hợp với điệu kiện sinh thái, khí hậu của địa phương, cho nên đã được UBND huyện, chính quyền địa phương, Ban Nông nghiệp, Hội Nông dân, Hội phụ nữ v.v.. và các hộ chăn nuôi nhiệt tình hưởng ứng.
- Về hiệu quả kinh tế: Qua thời gian nuôi dưỡng đàn vịt khoẻ mạnh, sức khỏe sinh trưởng tốt, an toàn dịnh bệnh, Tỷ lệ nuôi sống cao, tỷ lệ đẻ đạt từ 75-80%. Vịt trưởng thành có trọng lượng bình quân 1,6-1,8 kg/con, với giá bán thị trường hiện nay 140.000đ/Kg như vậy mỗi con vịt bầu bán trên dưới 230.000đ/con so sánh với giá cả vịt lai hiện tại  là 140.000 đ/con thì chênh giá cả khoảng 90.000đ/con. Với mô hình hỗ trợ 1.200 con; Số tiền thu được do chênh lệnh giá cả từ 90-100 triệu đồng/MH
- Về hiệu quả xã hội:  Vịt bầu Quỳ là đặc sản quý của Miền tây xứ Nghệ, góp phần bảo tồn nguồn gen giống quý hiếm để nhân rộng trong nhân dân, tạo công ăn việc làm cho người dân địa phương, tăng thêm nguồn thu nhập cho hộ chăn nuôi. giảm thiểu được tối đa vấn đề dịch bệnh, ô nhiễm mỗi trường trong chăn nuôi và trong đời sống cộng đồng.
  • Nhân rộng mô hình: Thời gian thực hiện 3 năm (2020-2022) với số lượng con giống mỗi năm 1.200con/ năm; với số hộ tham gia 12 hộ( 100 con/hộ)/ xã / mô hình.
+ Đối với hộ tham gia MH đã thực hiện tốt đảm bảo con giống sinh sản và phát triển bảo tồn được đàn giống Vịt bầu Quý hiếm đạt 95-97%
+ Đối với xã đã phổ biến nhân rộng cho bà con trong xã đến học hỏi từ 12 hộ nay đã nhân lên 45-50 hộ hàng năm; số lượng vịt nuôi lên đến trên 1.200-1.500 con
+ Trên địa bàn huyện: Các hộ đến tham quan học hỏi từ mô hình chăn nuôi Vịt Bầu Quỳ nó đã lan tỏa nhân rộng 7-8 xã có các hộ tham gia nuôi giống vịt bầu quý hiếm này; với số lượng vịt trên 4.500 con.
+ Giống vịt bầu  có sức lan tỏa đã nhân rộng không riêng gì trong địa bàn huyện mà nhân rộng ra các xã của huyện Quế Phong, Quỳ Châu, Nghĩa Đàn, Thị xã Thái Hòa, với số hộ nhân rộng từ 300-350 hộ; số con giống vịt bầu được chăn nuôi >  5000 con....
- Mô hình mang lại lợi ích sinh kế lâu dài cho người chăn nuôi nên các hộ tham gia mô hình rất phấn khởi và quyết tâm xây dựng mô hình để đạt hiệu quả cao nhất. và được chính quyền địa phương cũng như lãnh đạo các cấp quan tâm, hưởng ứng.
*Mô hình chăn nuôi lợn đen: Triển khai thực hiện tại huyện Tương Dương; Anh Sơn mô hình phù hợp với điều kiện chăn nuôi Miền núi, đã mang lại hiệu quả kinh tế cho các hộ chăn nuôi, mô hình đã nhân rông ra các xã phụ cận và các huyện khác như; Kỳ Sơn, Con Cuông, Nghĩa Đàn....
 - Về hiệu quả kinh tế: Lợn đen là giống lợn bản địa cho thịt thơm ngon và ít bệnh tật; Giống lợn đen rất thích nghi với điều kiện khí hậu và địa hình của địa phương,  Với những kết quả đã đạt được, mô hình phát triển chăn nuôi lơn đen theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung quy mô nhỏ và vừa có sự hỗ trợ của Nhà nước trên địa bàn đã cho thấy hiệu quả; giúp nhiều hộ gia đình vươn lên thoát nghèo bền vững và góp phần đẩy mạnh phát triển KT – XH ở địa phương.
+ Trong khi giá lợn đang dao động ở mức giá rên dưới 200.000 đồng/kg lợn hơi và không có nhiều để thương lái từ khắp trong và ngoài huyện đến thu mua.
- Về hiệu quả xã hội: Mô hình chăn nuôi An toàn sinh học nên giảm thiểu được tối đa vấn đề dịch bệnh, ô nhiễm mỗi trường trong chăn nuôi và trong đời sống cộng đồng.
+  Mô hình tạo ra hướng chăn tập trung hàng hóa mới mang lại hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội cho các hộ chăn nuôi và giúp cho các hộ chăn nuôi thấy được mô hình cần phải nhân rộng để nâng cao hiệu quả kinh tế.
+ Việc đưa mô hình đến các thôn, bản vùng cao, vùng có đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống sẽ tiếp tục tạo điều kiện để bà con phát triển chăn nuôi theo hướng hàng hóa, cung cấp thịt lợn thương phẩm sạch,
- Nhân rộng mô hình:  Với mục tiêu phát triển chăn nuôi giống lợn đen địa phương theo hướng từ sản xuất tự cung từ cấp sang chăn nuôi theo hướng hàng hóa. Từ 6 hộ dân tham gia mô hình, được hỗ trợ 30 con lợn. Hiện nay, đàn lợn tại các địa phương vùng miền nuôi đàn lợn đen chiếm hơn 60-70%, đều được chăn nuôi ở hầu hết các thôn bản trên địa bàn xã, đặc biệt tập trung nhiều ở các hộ đồng bào dân tộc thiểu số người Mông, Thái, Khơ mú; kinh… chăn nuôi.
+ Trên địa bàn xã từ sáu hộ tham gia nay đã có gần 35- 40 hộ chăn nuôi và số đàn lợn lên đến gần 200con/xã . Trên địa bàn huyện: Các hộ đến tham quan học hỏi từ mô hình chăn nuôi lợn đen nó đã lan tỏa nhân rộng 4-5 xã có các hộ tham gia nuôi lợn đen; với số lượng trên 1.500 con.
+ Nhân rộng sang các hộ dân ở các huyện bạn như Kỳ Sơn; Quế phong; Con Cuông; Anh Sơn…; với số lượng lợn đen lên đến hàng ngàn con không chỉ cung cập nguồn thực phẩm tại chỗ và con cung cấp lọa thực phẩm đặc sản cho các nhà hàng tại thành phố , đô thị lớn.
+ Việc đưa mô hình đến các thôn, bản vùng cao, vùng có đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống sẽ tiếp tục tạo điều kiện để bà con phát triển chăn nuôi theo hướng hàng hóa, cung cấp thịt lợn thương phẩm sạch,
* Mô hình chăn nuôi bò thịt chất lượng cao: (sử dụng tinh bò đực bò thịt có chất lượng như BBB, Charolais, Droughmastes....) là các giống bò siêu thịt. có thân hình đẹp, đồ sộ, cấu trúc xương vững chắc, khối lượng trưởng thành 1100 – 1250 kg. có khả năng sản xuất thịt tốt. Tỷ lệ thịt xẻ đạt 66%. Phẩm chất thịt thơm, ngon. để phối giống trên bò cái nền lai zebu đã cho sản phẩm con lai bê sinh ra có ngoại hình đẹp, sinh trưởng phát triển nhanh
- Hiệu quả kinh tế: Do áp dụng phương pháp nhân giống bằng TTNT các giống bò BBB, Charolais, .... có chất lượng cao sẽ làm tăng nhanh đàn bò, cải thiện khả năng di truyền, cho phép sử dụng rộng rãi những đực giống có năng suất cao, có giá trị trên phạm vi rộng, đến tận hộ hoặc từng trại chăn nuôi, cải thiện được năng suất, chất lượng các thế hệ đời sau.
Với quy mô đạt > 300 bò cái được TTNT tạo ra tạo ra 300 con bê thịt có chất lượng lai. Hiện mỗi con bò lai BBB xuất chuồng, trọng lượng gấp 1,5 - 2 lần so với bò lai sind thông thường, tỷ lệ thịt cao nên được thương lái ưa chuộng. Giống bò BBB này có đặc điểm lớn nhanh, nhiều thịt, thịt thơm, mềm, lại không tích mỡ. Trong quá trình tăng trưởng có những con bò ở giai đoạn nuôi hậu bị tăng từ 800 - 900g/ngày, giai đoạn đưa vào vỗ béo tăng từ 1,2 - 1,3kg/ngày. Đến lúc xuất chuồng, mỗi con bò có thể đạt trên 500kg. Chỉ sau một năm nuôi vỗ, bò có thể đạt trọng lượng trên 500kg, xuất bán thu về từ 45 - 50 triệu đồng/con, trừ chi phí thu lãi khoảng 15 - 20 triệu đồng/con. Mỗi bê thịt chất lượng có giá trị cao hơn bò nội khoảng  5 - 8 triệu đồng/con, Hiệu quả kinh tế tăng 14,5 % so với các hộ ngoài Mô hình. Mặt khác, không phải chi phí nuôi bò đực giống và chi phí tiền chữa bệnh do sử dụng đực giống gây nên.
         - Hiệu quả xã hội: Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào chăn nuôi tại hộ, nâng cao kỹ năng về chăn nuôi bò sinh sản đem lại hiệu quả kinh tế và thu nhập cao cho người chăn nuôi. Thông qua Mô hình góp phần thay đổi tập quán chăn nuôi, từ chăn nuôi dàn trải manh mún sang chăn nuôi có ứng dụng quy trình kỹ thuật, chăn nuôi có đầu tư thâm canh, có hiệu quả cao. Hình thành nên một nghề có tính bền vững, khai thác tốt thế mạnh của địa phương góp phần phát triển kinh tế - xã hội.
- Nhân rộng mô hình: từ quy mô hỗ trợ ban đầu 305 con bò cải tạo với 300 hộ tham gia tại các tại các xã Thanh Thủy, Ngọc Sơn, Thanh Chi, Thanh Khê….huyện Thanh Chương; mô hình đạt hiệu quả cao, có sức lan tỏa; đến nay đã nhân rộng ra 38 xã/38 xã (thị trấn) huyện Thanh Chương, với số hộ tham gia trên 1000 hộ, số bò phối giống; > 1000 con. Các hộ đã tham gia phối giống bò thịt chất lượng cao (giống bò BBB….) để tạo giống bò thịt chất lượng cao chăn nuôi ngày càng cao; UBND huyện Thanh Chương cũng đã xây dựng hỗ trợ để nhân rộng mô hình ra các vùng phụ cận
- Từ kết quả đạt được các huyện phụ cận như Anh Sơn, Đô Lương, Tân Kỳ, Yên Thành đã đến tham quan học tập về để xây dựng nhân rông mô hình sau thời gian triển khai đến nay đã nhân rộng ra các huyện khác như huyện Anh Sơn, Tân Kỳ, Đô Lương, Yên Thành, Nghĩa Đàn, Quỳnh Lưu, Diễn Châu.....số hộ nhân rộng hơn 500 hộ/huyện, số con phối giống > 500 con/huyện
*Mô hình chăn nuôi gà an thịt an toàn sinh học triển khai thực hiện tại các xã miền núi của huyện Thanh Chương, thị xã Thái Hòa; với quy mô: 1800 con/năm, số hộ tham gia: 12 hộ đã góp phần thực hiện đề án phát triển thương hiệu chăn nuôi gà đồi Thanh Chương;
  • Hiệu quả kinh tế: Đàn gà khỏe mạnh phát triển tốt; an toàn dịch bệnh; tỷ lệ nuôi sống đạt; trên 95 %; khối lượng gà xuất chuồng đạt bình quân; 2,06 kg; tiêu tốn thức ăn/kg tăng trọng; 2,5 kg; giá bán gà từ 80 - 90 nghìn đồng/kg, sau khi trừ chi phí bình quân mỗi con gà lãi; 40 nghìn đồng/con.
  • Hiệu quả xã hội: mô hình chăn nuôi gà theo hướng an toàn sinh học được nhiều hộ nông dân trên địa bàn huyện triển khai, giúp người chăn nuôi giảm chi phí sản xuất, tăng lợi nhuận, nâng cao thu nhập so với phương pháp chăn nuôi truyền thống. Đồng thời, thông qua việc ứng dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào chăn nuôi giúp cho người nuôi được hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi gà an toàn sinh học do đú nâng cao được nhận thức của người chăn nuôi trong chăn nuôi gà thâm canh đảm bảo được vệ sinh môi trường, an toàn dịch bệnh.
  • Nhân rộng mô hình: Mô hình chăn nuôi gà thịt ATSH sử dụng giống gà ri lai; ( Gà ri  x Lương Phượng, Gà ri x Gà Mía, .....)  mang lại giá trị kinh tế cao. Từ quy mô ban đầu xây dựng mô hình với số hộ tham gia; 48 hộ/ 6400 con đến nay đã nhân rộng ra: 15 xã/38 xã của huyện Thanh Chương với số hộ tham gia 250 hộ tham gia; Quy mô chăn nuôi từ 150 - 1000 con;  góp phần xây dựng thương hiệu gà đồi Thanh Chương.
  • Ngoài huyện Thanh Chương, các huyện khác như: Nghi Lộc; Anh Sơn, Tân Kỳ... các hộ chăn nuôi gia trại, trang trại đã đến tham quan học tập và nhân rộng mô hình sử dụng con giống gà ri lai của mô hình để nhân rộng...số hộ nhân rộng > 100 hộ/huyện.


2. Tồn tại, hạn chế và nguyên nhân
         - Công tác tuyên truyền về kết quả mô hinh hình chăn nuôi hiệu quả còn hạn chế, người dân chưa mạnh dạn đầu tư, còn trông chờ sự đầu tư của nhà nước
- Một số địa phương chưa chú trọng công tác chỉ đạo phát triển chăn nuôi. chưa có đề án, kế hoạch cụ thể về nhiệm vụ phát triển chăn nuôi. Chưa chủ động xây dựng chỉ tiêu kế hoạch nhân rộng mô hình chăn nuôi hàng năm.
III. ĐỀ XUẤT KIẾN NGHỊ
- Kính đề nghị UBND tỉnh, Sở nông nghiệp tiếp tục hỗ trợ kinh phí để ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới, xây dựng các mô hình phát triển chăn nuôi đa dạng các sản phẩm giống vật nuôi trong năm 2023 - 2025
- Đề nghị UBND Huyện, chính quyền địa phương xã tham gia mô hình trên cơ sở triển khai mô hình có hiệu quả làm tốt công tác tuyên truyền để nhân rộng mô hình có hiệu quả.
Trên đây là kết quả thực hiện hỗ trợ ứng dụng chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ thúc đẩy phát triển KT- XH vùng dân tộc thiểu số và miền núi Nghệ An giai đoạn 2020 đến nay. Trung tâm giống chăn nuôi báo cáo Sở nông nghiệp và PTNT ./.
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây